Bệnh Panama trên chuối là một trong mối đe dọa nghiêm trọng đến ngành công nghiệp sản xuất chuối. Với mức độ lây lan nhanh và khó diệt tận gốc mầm bệnh, bệnh Panama khiến các vườn chuối lớn, nhỏ rơi vào tình trạng bị suy kiệt vì những cây chuối phải bị hủy hoại hàng loạt, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và đời sống người dân. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách khắc phục bệnh, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin khái quát, cần thiết để đối phó với mầm bệnh gây hại nặng nề này.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PANAMA TRÊN CHUỐI
Bệnh Panama hay còn gọi là bệnh héo vàng lá chuối do nấm Fusarium oxysporum f. cubense (Foc) gây ra, Nấm bệnh gây ra trên nhiều nhóm chuối khác nhau. Foc được phân thành 3 chủng loại gồm: Foc chủng 1 (Foc 1), Foc chủng 2 (Foc 2), Foc chủng 4 (Foc 4). Trong đó, Foc 4 được phân thành 2 chủng nhỏ là Foc nhiệt đới 4 (Foc TR4) và Foc cận nhiệt đới 4 (Foc STR4). Foc TR4 là loài chiếm ưu thế và mang tính hủy diệt cao nhất vì kí sinh trên nhiều vật chủ và khả năng phát tán rộng, gây ra bệnh héo rũ Panama hàng loạt trên các giống chuối già Nam Mỹ ở các vùng nhiệt đới.
Môi trường phát triển bệnh: Nấm bệnh phát triển nhanh khi độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Nhiệt độ để nấm phát triển mạnh từ 25-30 độ C và pH từ 6.0- 7.0.
Phương thức lây lan bệnh: chủ yếu qua đất trồng đã bị nhiễm bệnh, cây giống (truyền từ cây mẹ sang cây con), vật liệu trồng (máy móc, cuốc, xẻng), nguồn nước tưới,…
BIỂU HIỆN BỆNH HÉO RŨ PANAMA
Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama sẽ có những biểu hiện như sau:
- Rễ: Đầu tiên nấm bệnh xâm nhập vào rễ non và gốc rễ thông qua vết thương, làm gây hại phần rễ.
- Thân giả: Sau đó bệnh sẽ lan vào các bó mạch thân. Biểu hiện ra ngoài sẽ bị nứt dọc các bệ ngoài gần gốc và khi chẻ dọc thân giả thì các bó mạch có màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm.
- Trên lá: Biểu hiện quan sát được rõ nhất là trên những lá già, lá thấp, rồi đến những lá non. Những lá già ban đầu sẽ chuyển sang vàng từ mép lá vào trong gân lá, cuống gãy, lá dần dần bị héo và rũ xuống, trong khi một số lá non vẫn con mọc thẳng, sau 1-2 tháng nhiễm bệnh, tất cả lá trên cây đều đổ rũ xuống quanh thân giả và toàn bộ lá có màu nâu, khô héo.
Như vậy, trước khi có biểu hiện bệnh ra ngoài trên lá, bệnh đã xâm nhập vào rễ và các bó mạch của thân. Do đó, rất khó để xử lý bệnh kịp thời.
Bệnh có thể gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của cây, bệnh phát bệnh mạnh khi cây sinh trưởng khỏe và chuẩn bị trổ buồng.
THỰC TRẠNG BỆNH GÂY HẠI HIỆN NAY
Bệnh héo rũ Panama trên chuối làm suy giảm trầm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất chuối trên toàn thế giới, làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và kinh tế. Nấm bệnh Foc rất khó kiểm soát và đặc trị triệt để do chúng tồn tại rất lâu trong đất (trên 30 năm), ở độ sâu một mét, mức độ lay lan nhanh và tồn tại trên nhiều dạng vật thể truyền bệnh khác nhau.
Bệnh tàn phá nghiêm trọng tại nhiều vùng có nền sản xuất chuối lớn trên thế giới như: Đông Nam Á (trong đó ở các nước như: Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar), Trung Đông, Nam Phi, Úc… Riêng ở nước ta, nấm bệnh gây ra héo rũ Panama, chúng đã xâm nhập vào diện tích rộng tại các vùng trồng chuối tập trung như: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu…
CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH PANAMA KỊP THỜI
Khi phát hiện cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama
Khi phát hiện trong vườn có cây bị nhiễm bệnh Panama, cần có biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh kịp thời:
- Cách ly khu vực bệnh: Cần cô lập cây bệnh hoặc khu vực cây bị nhiễm bệnh nhiều
- Nhổ bỏ hoặc tiêu hủy cây bệnh: Loại bỏ hoàn toàn cây chuối bệnh, bao gồm phần gốc và rễ. Tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn ở khu vực cách ly.
- Xử lý đất tại khu vực nhiễm bệnh: bón vôi bột hoặc các hóa chất khử trùng chuyên dụng.
- Xử lý dụng cụ, thiết bị tại khu vực nhiễm bệnh: Vệ sinh và khử trùng dụng cụ canh tác sau khi sử dụng ở khu vực bị bệnh.
- Kiểm soát đất và nguồn nước: Hạn chế sử dụng đất và nguồn nước từ khu vực bị nhiễm bệnh.
- Cải tạo đất: Bổ sung lượng hữu cơ cho đất bằng phân chuồng, phân xanh… để bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất, tăng khả năng kháng bệnh cho đất.
- Luân canh cây trồng: Ngừng trồng chuối tại khu vực đã nhiễm bệnh trong thời gian dài (ít nhất 5-6 năm) và thay thế bằng các cây trồng không phải ký chủ của nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense như đậu, ngô, hoặc cây họ cải.
Sử dụng giống chuối chống chịu được bệnh Panama
Hiện nay, nhiều biện pháp được đưa ra nhằm khắc phục bệnh Panama trên chuối như các biện pháp hóa học, sinh học… Tuy nhiên, chỉ mang tính chất hạn chế, kiềm hãm, vẫn không tiêu diệt hoàn toàn được chủng nấm này vì khả năng tồn tại trong thời gian dài và phát triển nhanh chóng. Do đó, chiến lược khắc phục bệnh thực tế và kịp thời nhất hiện nay là sử dụng giống chuối có khả năng chống chịu được bệnh Panama.
Vietplants đã nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô giống chuối chống chịu được bệnh Panama, giống có tên thương mại là UNI 126 và phát triển được giống số lượng lớn (lên đến 15 triệu cây/năm).
Nhờ vào nhân giống in vitro, nên giống UNI 126 được kiểm soát chặt chẽ từ khâu tuyển chọn nguồn giống cây mẹ, quá trình nhân giống đến tuyển chọn cây con thành phẩm. Mỗi giai đoạn sản xuất, phải tuân thủ những quy định và tiểu chuẩn cây khác nhau, đảm bảo cây có sức sống tốt, sinh trưởng nhanh, đồng đều.
Giống UNI 126 được trồng và tuyển chọn tại nông trại của Unifarm. UNI 126 là những giống cho năng suất vượt trội và đặc biệt có khả năng chống chịu được bệnh Panama trên 95%.
Bệnh Panama trên chuối vốn là một trong những thách thức nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất chuối hiện nay. Hiểu rõ được nguyên nhân, cách thức lây lan và các biện pháp phòng chống, quản lý bệnh hại thích hợp sẽ giúp bà con sẽ có các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh. Bên cạnh đó, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như sử dụng nguồn giống nuôi cấy mô trong sản xuất rất quan trọng, để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, khỏe mạnh, và có khả năng chống chịu được các bệnh hại tốt.